Header Ads Widget

Bệnh đau vai gáy - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau vai gáy gây nên những cơn đau vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày và công việc của người bệnh. Cần điều trị sớm bệnh lý này để cuộc sống không bị đảo lộn và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.

Đau vai gáy là bệnh gì?

Đau vai gáy là tình trạng cơ của vùng vai gáy bị co cứng gây nên những cơn đau. Ngoài ra, người bệnh còn bị hạn chế một số vận động như quay cổ, quay đầu. Những cơn đau này thường xuất hiện vào buổi sáng, liên quan đến hệ cơ xương khớp và mạch máu tại vùng vai gáy.



Khi bị đau cổ vai gáy, ban đầu người bệnh chỉ thấy có cảm giác đau nhẹ, mỏi vùng vai gáy. Những cơn đau này sẽ tăng thêm về mức độ và tần suất xuất hiện nếu bệnh kéo dài. Cơn đau càng biểu hiện rõ ràng khi người bệnh lao động nặng, vận động cổ, vai, gáy nhiều.

Bệnh đau cổ vai gáy thường xuất hiện bất ngờ, không báo trước. Có thể sau khi ngủ dậy người bệnh cảm thấy đau vùng cổ vai gáy và gặp khó khăn trong việc vận động vùng cổ.

Phân loại bệnh đau cổ vai gáy

Dựa vào thời gian diễn ra bệnh, người ta chia đau cổ vai gáy thành 2 loại:

Đau cổ vai gấy cấp tính

Loại này thường xảy ra sau khi người bệnh ngủ không đúng tư thế khiến cho các cơ căng giãn quá nhanh hoặc xau khi bị chấn thương cơ, dây chằng vùng cổ vai gáy. 

Tình trạng đau này sẽ biến mất sau một thời gian và không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người bệnh.

Đau cổ vai gáy mãn tính

Với những trường hợp này, tình trạng đau vai gáy sẽ diễn ra thường xuyên, lâu dài kèm một vài triệu chứng khác như đau lan sang cánh tay, dị cảm. Người bệnh nên đi khám để được chỉ dẫn cách chữa trị hiệu quả, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực mà bệnh gây nên.

Nguyên nhân gây đau cổ vai gáy

Đau cổ vai gáy là tình trạng khá nhiều người gặp phải. Bệnh lý này do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể do cơ học hoặc do bệnh lý.

Nguyên nhân cơ học

Một số nguyên nhân dưới đây có thể khiến bạn bị đau cổ vai gáy:

Tập luyện quá sức: Trường hợp tập luyện quá sức, tập sai kỹ thuật có thể khiến bạn bị đau mỏi vai gáy. Ngoài ra, không khởi động trước khi vận động mạnh cũng gây nên tình trạng này.

Hoạt động sai tư thế: Ngồi cong lưng trong thời gian dài, ngủ gục xuống bàn… có thể khiến mạch máu bị chèn ép, lưu thông chậm lên vùng cổ dẫn đến đau mỏi.

Tính chất công việc: Những công việc phải ngồi hoặc đúng một chỗ trong thời gian dài sẽ khiến các cơ vùng cổ, bả vai bị chèn ép, thiếu máu nuôi dưỡng nên dễ bị đau mỏi.

Thiếu dinh dưỡng: Việc thiếu một số vitamin, khoáng chất, đặc biệt là canxi có thể khiến dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu hơn, dẫn đến đau đớn, tê bì vùng vai gáy.

Chấn thương: Chấn thương vùng vai gáy có thể làm tổn thương dây chằng, đốt sống… Điều này có thể dẫn đến tình trạng đau cổ vai gáy.

Nhiễm lạnh: Cơ thể nhiễm lạnh có thể khiến dây thần kinh bị tổn thương, lâu dần gây tình trạng đau mỏi vai gáy.

Nguyên nhân bệnh lý

Đau cổ vai gáy có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sau:

Thoái hóa đốt sống cổ: Khi bị bệnh này, các gai xương sẽ xuất hiện và chèn ép vào dây thần kinh ở cổ vai gáy, gây đau nhức, mỏi. Người bệnh thường cảm thấy đau, cứng cổ mỗi khi ngủ dậy. Đối tượng dễ mắc nhất là người trung niên (trên 40 tuổi).

Rối loạn chức năng thần kinh: Các dây thần kinh vùng cổ vai gáy bị kéo dãi quá sẽ gây đau mỏi. Người bệnh không chỉ bị đau cổ vai gáy mà còn có các triệu chứng như khó ngủ, mất tập trung, dễ xúc động…

Vôi hóa cột sống: Cột sống bị vôi hóa khi canxi lắng đọng bám vào thân đốt sống. Những chồi xương này chèn ép rễ thần kinh ống sống dẫn tới đau cổ vai gáy và khó vận động.

Viêm bao khớp vai: Bị bệnh này, người bệnh sẽ thấy đau một bên khớp vai khi trời lạnh hoặc đau lúc nửa đêm, nhất là khi nằm nghiêng. Nhiều trường hợp người bệnh còn không thể vòng tay ra sau, không với tay lấy được đồ trên cao hoặc đau khi chải đầu.

Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: Thường xuyên phải ngồi một chỗ trong nhiều giờ khuến cho các cơ bị căng giãn quá mức, dẫn đến đau mỏi vai gáy. Bệnh lý này thường gặp ở những người làm nghề thợ may, nhân viên văn phòng, lái xe…

Triệu chứng khi bị đau vai gáy

Bệnh đau cổ vai gáy thường có những biểu hiện như:

- Đau vùng cổ vai gáy, đau tăng lên khi đi lại, ngồi lâu, vận động cột sống cổ…

- Đau khi thay đổi thời tiết.

- Cơn đau có thể lan xuống bả vai, khiến cánh tay, cẳng tay và ngón tay tê mỏi.

- Những trường hợp nặng chỉ cần cử động, đi lại nhẹ nhàng cũng thấy đau rất khó chịu.

Khi nào cần đi khám?

Đau cổ vai gáy không chỉ gây đau, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày mà nó còn có thể dẫn đến mãn tính, việc chữa trị dứt điểm là vô cùng khó. Vì thế, khi cảm thấy bất thường, người bệnh nên đi khám ngay.

Hãy đến gặp bác sĩ khi bạn có những triệu chứng sau:

- Đau cổ vai gáy kéo dài trên một tuần.

- Dùng thuốc nhưng không hiệu quả.

- Kèm theo một số triệu chứng như hoa mắt, ù tai, sốt.

- Đau cả khi đang nghỉ ngơi, không vận động.

Phương pháp chẩn đoán đau cổ vai gáy

Để được chẩn đoán chính xác bệnh lý này, các bác sĩ sẽ chỉ định một số kỹ thuật sau:

Chụp X-quang: Qua hình ảnh X-quang có thể phát hiện được các khe hẹp giữa 2 đốt sống, khối u…

Chụp CT: Chụp hình ảnh cắt ngang chi tiết bên trong của phần cổ vai gáy.

Chụp cộng hưởng từ: Phát hiện các yếu tố liên quan đén tủy sống, dây thần kinh, dây chằng vùng cổ vai gáy.

Chụp tủy sống: Có thể thay thế cho phương pháp chụp cộng hưởng từ.

Điều trị đau cổ vai gáy

Khi bị đau cổ vai gáy, tùy thuộc vào mức độ đau cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả.

- Điều trị nội khoa: Người bệnh được chỉ định một vài loại thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc thư giãn cơ… bằng đường uống hoặc tiêm.

- Điều trị vật lý: Sử dụng các phương pháp như kéo cột sống cổ, các bài tập hỗ trợ giảm thiểu cơn đau…

- Phẫu thuật: Áp dụng cho những trường hợp nặng, giúp giải ép rễ thần kinh hoặc tủy sống.

Nguồn: KhamBenh.net