Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thay đổi lối sống, bao gồm cả việc tuân theo một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, có thể giúp bổ phổi, bảo vệ phổi và làm giảm tổn thương phổi. Dưới đây là các loại thực phẩm có thể giúp tăng cường chức năng phổi.
Củ dền
Cây
củ dền có màu sắc rực rỡ chứa các hợp chất giúp tối ưu hóa chức năng của phổi.
Củ dền rất giàu nitrat, một chất có lợi cho chức năng của phổi. Nitrat giúp thư
giãn mạch máu, giảm huyết áp và tối ưu hóa quá trình hấp thụ oxy.
Các
chất bổ sung từ củ dền được chứng minh là giúp cải thiện hoạt động thể chất và
chức năng phổi ở những bệnh nhân mắc các bệnh về phổi, bao gồm bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính (COPD) và tăng huyết áp phổi.
Ngoài
ra, lá củ dền chứa nhiều magie, kali, vitamin C và chất chống oxy hóa
carotenoid. Những chất này đều rất cần thiết cho sức khỏe của phổi.
Ớt
Ớt
là một trong những nguồn thực phẩm giàu vitamin C nhất. Bổ sung đủ vitamin C rất
quan trọng đối với những người hút thuốc. Trên thực tế, do tác hại của khói thuốc
lá đối với các kho dự trữ chất chống oxy hóa của cơ thể, những người hút thuốc
nên tiêu thụ thêm 35 mg vitamin C mỗi ngày.
Tuy
nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc có lượng vitamin C cao
có chức năng phổi tốt hơn những người có lượng vitamin C thấp hơn.
(Xem thêm: cửa hàng thực phẩm sạch)
Các
chuyên gia khuyến nghị nên tiêu thụ một quả ớt đỏ ngọt cỡ trung bình (khoảng
119 gram) sẽ cung cấp 169% lượng vitamin C.
Táo
Nghiên
cứu chỉ ra rằng thường xuyên ăn táo có thể cải thiện chức năng phổi. Táo có thể
làm chậm quá trình suy giảm chức năng phổi ở những người hút thuốc. Ngoài ra,
tiêu thụ 5 quả táo trở lên mỗi tuần có thể tăng cường sức khỏe phổi và làm giảm
nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Ăn
táo cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và ung thư phổi. Điều này có thể
do nồng độ cao của chất chống oxy hóa trong táo, gồm flavonoid và vitamin C.
Bí ngô
Phần
thịt màu cam của bí ngô chứa nhiều hợp chất thực vật giúp tăng cường sức khỏe
cho phổi. Chúng đặc biệt giàu carotenoid, bao gồm beta carotene, lutein và
zeaxanthin - tất cả đều có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Các
nghiên cứu cho thấy nồng độ carotenoid trong máu cao có thể cải thiện chức năng
phổi ở cả người già và trẻ.
Những
người hút thuốc có thể có nồng độ chất chống oxy hóa carotenoid thấp hơn 25% so
với những người không hút thuốc, điều này có thể gây hại cho sức khỏe phổi. Vì
vậy, tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu carotenoid như bí ngô rất tốt cho những người
hút thuốc.
Nghệ
Củ
nghệ thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe tổng thể do tác dụng chống oxy
hóa và chống viêm mạnh. Curcumin - thành phần hoạt động chính trong nghệ, có thể
có lợi cho việc hỗ trợ chức năng phổi.
Một
nghiên cứu ở 2.478 người được xuất bản trên Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh
học Quốc gia Mỹ (NCBI) cho thấy, lượng curcumin tiêu thụ có liên quan đến việc
cải thiện chức năng phổi.
Cà chua
Cà
chua và các sản phẩm từ cà chua là một trong những nguồn thực phẩm giàu
lycopene, một chất chống oxy hóa carotenoid có thể cải thiện sức khỏe của phổi.
Tiêu
thụ các sản phẩm cà chua được chứng minh làm giảm viêm đường thở ở những người
bị bệnh hen suyễn và tăng cường chức năng phổi ở những người bị COPD.
Quả việt quất
Quả
việt quất chứa nhiều chất dinh dưỡng như anthocyanin, bao gồm malvidin,
cyanidin, peonidin, delphinidin và petunidin. Anthocyanin là những sắc tố mạnh
mẽ đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ mô phổi khỏi tác hại của quá trình oxy
hóa.
Một
nghiên cứu phát hiện tiêu thụ hai hoặc nhiều hơn hai quả việt quất mỗi tuần làm
chậm sự suy giảm chức năng phổi lên đến 38% so với việc ăn ít hoặc không ăn việt
quất.
Trà xanh
Epigallocatechin
gallate (EGCG) là một loại catechin tập trung trong trà xanh. Nó có đặc tính chống
oxy hóa và chống viêm, có thể ức chế sự xơ hóa hoặc sẹo của các mô.
Xơ
phổi là một bệnh đặc trưng bởi sẹo mô phổi tiến triển, ảnh hưởng đến chức năng
phổi. Một nghiên cứu nhỏ năm 2020 ở 20 người bị xơ phổi cho thấy, điều trị bằng
chiết xuất EGCG trong hai tuần làm giảm các dấu hiệu xơ hóa, so với nhóm đối chứng.
Bắp cải tím
Bắp
cải tím là một nguồn cung cấp anthocyanin phong phú. Những sắc tố thực vật này
làm cho bắp cải tím có màu sắc sặc sỡ. Việc hấp thụ anthocyanin có thể làm chậm
sự suy giảm của chức năng phổi.
Bên cạnh đó, bắp cải tím chứa nhiều chất xơ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người tiêu thụ nhiều chất xơ có chức năng phổi tốt hơn những người tiêu thụ lượng chất xơ thấp.
Dầu olive
Dầu
olive có thể giúp bảo vệ khỏi các tình trạng hô hấp như hen suyễn. Đây là một
nguồn thực phẩm tập trung các chất chống oxy hóa chống viêm, bao gồm polyphenol
và vitamin E.
Chế
độ ăn Địa Trung Hải, giàu dầu olive được chứng minh là có lợi cho chức năng phổi
ở những người hút thuốc, bị hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Hàu
Hàu
chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của phổi, bao gồm kẽm, selen,
vitamin B và đồng. Những người có lượng selen và đồng trong máu cao hơn có chức
năng phổi tốt hơn. Trong khi đó, hút thuốc làm cạn kiệt một số vitamin B, bao gồm
vitamin B12 - một chất có nhiều trong hàu. Các nghiên cứu chứng minh lượng kẽm
cao hơn có thể giúp bổ phổi nói chung và bảo vệ những người hút thuốc khỏi nguy
cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Sữa chua
Sữa
chua rất giàu canxi, kali, phốt pho và selen. Những chất dinh dưỡng này có thể
giúp tăng cường chức năng phổi và bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính.
Cà phê