Ở Việt Nam, mỗi khi thời tiết chuyển mùa, những cơn gió lạnh xuất hiện thường gây viêm họng cấp ở cả trẻ em lẫn người lớn với triệu chứng là đau họng, chảy nước mũi, hắt hơi,… Vậy tại sao thời điểm này nguy cơ mắc bệnh cao và cách để chủ động phòng ngừa viêm họng cấp lúc giao mùa hiệu quả như thế nào?
1. Tại sao viêm họng cấp dễ gặp khi
giao mùa?
Viêm
họng cấp là tình trạng tổn thương, viêm niêm mạc họng diễn tiến nhanh, thường
kéo dài không quá 4 tuần. Nếu được điều trị tốt, triệu chứng bệnh sẽ được cải
thiện tốt sau 3 - 5 ngày, sau khoảng 1 tuần sẽ biến mất hoàn toàn.
Nguyên
nhân gây viêm họng cấp có thể do vi khuẩn (liên cầu, phế cầu, vi khuẩn khác
trong họng) hoặc virus cúm, sởi,… Bên cạnh đó, yếu tố môi trường như ô nhiễm
không khí, khói bụi, thuốc lá, thời tiết và nhiệt độ thay đổi thất thường,… khiến
đường hô hấp trên không kịp thích ứng, nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.
Viêm họng cấp có thể xuất hiện quanh năm, xảy ra ở bất cứ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất là trẻ em ở thời điểm giao mùa. Nguyên nhân do đây là thời điểm vi khuẩn và virus phát triển mạnh, dễ dàng xâm nhập gây bệnh cũng như lây lan từ người lành sang người bệnh. Người có hệ miễn dịch tốt hoặc được bảo vệ tốt khỏi tác nhân gây bệnh sẽ không mắc bệnh, còn lại có thể thường xuyên bị viêm họng cấp.
(Xem thêm: Vietnam car rental)
Viêm
họng cấp đặc biệt thường gặp ở trẻ, triệu chứng khởi phát đột ngột, tiến triển
nhanh. Ban đầu thường gây sốt cao từ 39 - 40 độ C, đi kèm với đau rát họng, khó
nuốt, nuốt đau. Cơn đau họng sẽ ngày càng tăng lên khiến người bệnh khó nói
chuyện, mất giọng, khó ăn uống. Cơn đau có thể lan rộng hơn lên tai, đi kèm với
tình trạng chảy nước mũi, ho khan, khàn tiếng, sưng hạch ở cổ,…
Hiểu
rõ nguyên nhân và các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm họng cấp lúc giao mùa này
giúp chúng ta chủ động hơn trong phòng ngừa bệnh.
2. Cách phòng ngừa viêm họng cấp
lúc giao mùa đơn giản mà hiệu quả
Để
phòng ngừa viêm họng cấp cũng như các bệnh lý viêm đường hô hấp khác trong thời
điểm chuyển mùa, dưới đây là các biện pháp hiệu quả:
2.1. Vệ sinh răng mũi họng thường
xuyên, hàng ngày
Khu
vực răng mũi họng có thể tích tụ vi khuẩn và gây bệnh do đặc thù môi trường ẩm
ướt, trao đổi thường xuyên với không khí môi trường và thực phẩm. Do đó, cần vệ
sinh thường xuyên bằng việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn, đánh răng trước và
sau khi thức dậy.
Có
thể dùng nước muối sinh lý để súc họng, vệ sinh mũi,… ngăn ngừa sự phát triển của
vi khuẩn gây bệnh.
2.2. Tắm bằng nước ấm
Người
bị viêm họng tái phát nhiều lần, người sức khỏe yếu nên tắm bằng nước ấm kể cả
trong thời tiết chớm lạnh giao mùa. Phòng tắm nên thiết kế kín, tránh gió lùa,
sau khi tắm xong thì cần lau khô người trước khi mặc quần áo sạch và ra ngoài.
2.3. Giữ ấm cơ thể
Gió
lạnh là nguyên nhân khiến niêm mạc họng trở nên yếu ớt hơn, nguy cơ nhiễm khuẩn
và viêm họng cấp cũng cao hơn. Vì thế, hãy đảm bảo giữ ấm cho cơ thể trong thời
tiết lạnh, nhất là khi ra ngoài vào sáng sớm hoặc buổi tối.
Đêm
ngủ cũng cần đóng kín cửa, tránh gió lạnh lùa vào do khi ngủ, nhiệt độ cơ thể
thường xuống thấp hơn. Các vị trí quan trọng cần giữ ấm cho trẻ bao gồm: bàn
tay, bàn chân, đầu, ngực, cổ,…
2.4. Không tiếp xúc với người có biểu
hiện bệnh
Vi
khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp trên có khả năng lây lan rất nhanh, đôi khi
chỉ qua tiếp xúc gần hoặc dịch tiết đường hô hấp. Vì thế, nên tránh để trẻ đến
nơi đông người trong mùa dịch, hạn chế tiếp xúc gần với người có triệu chứng
cúm, viêm họng cấp hoặc viêm đường hô hấp khác.
2.5. Hạn chế thực phẩm lạnh
Kem
lạnh, đá hay các thực phẩm giữ lạnh rất được trẻ nhỏ yêu thích. Tuy nhiên,
chúng khiến niêm mạc họng bị kích thích, dễ gây viêm họng cấp hơn. Vì thế hãy hạn
chế trẻ ăn những thức ăn, thức uống quá lạnh, thay vào đó là uống nước ấm và
các thực phẩm nóng.
2.6. Tăng cường đề kháng
Sức
đề kháng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh viêm họng cấp, bệnh đường
hô hấp khác nói riêng và các bệnh lý toàn thân khác. Vì thế, hãy chủ động tăng
sức đề kháng bằng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng với 5 nhóm chất cơ bản, tăng cường
các loại rau, củ quả tươi chứa nhiều Vitamin và chất chống oxy hóa tự nhiên.
2.7. Tiêm vắc xin phòng bệnh
Trước
mùa dịch, cha mẹ có thể đưa trẻ đi tiêm vắc xin cúm, cơ thể trẻ sẽ hình thành
kháng thể chống lại bệnh khi mắc phải tác nhân gây bệnh thực sự. Đây là biện
pháp hiệu quả để phòng tránh cúm mùa. Tuy nhiên viêm họng cấp do tác nhân khác
vẫn có thể gặp phải.
3. Cẩn thận biến chứng nặng do viêm
họng cấp lúc giao mùa
Nhiều
người còn khá chủ quan với bệnh viêm họng cấp, để bệnh tự tiến triển và triệu
chứng tự thuyên giảm. Song với người sức khỏe yếu, nhất là trẻ nhỏ với hệ miễn
dịch chưa hoàn thiện thì nguy cơ viêm họng cấp gây biến chứng là rất cao.
Biến chứng viêm cầu thận cấp
Viêm
lan tỏa xuất hiện ở cầu thận có thể do vi khuẩn viêm họng cấp xâm nhập sâu gây
ra. Bệnh diễn biến cấp tính, có thể gây các triệu chứng như: tiểu ra máu, phù
toàn thân, tăng huyết áp, protein niệu,…
Biến chứng thấp khớp cấp
Đây
là tình trạng viêm cấp tính ở các khớp lớn do liên cầu khuẩn gây viêm họng cấp
xâm nhập gây ra. Tại khớp mắc bệnh sẽ có biểu hiện sưng đỏ, nóng, đau,… Biến chứng
do viêm họng cấp này cần được điều trị sớm, nếu không có thể gây hỏng màng khớp,
ảnh hưởng tới vận động của khớp.
Biến chứng thấp tim
Thấp
tim là tình trạng viêm xảy ra ở màng trong tim, cơ tim, màng ngoài tim hoặc
viêm tim toàn bộ. Biến chứng này có thể dẫn đến một loạt các vấn đề tim mạch ảnh
hưởng đến hoạt động của cơ quan này trong tương lai như: hẹp van tim, hở van
tim, viêm màng trong tim,…
Biến chứng tại chỗ
Viêm
họng cấp có thể gây sưng tấy quanh họng và amidan, xuất hiện áp xe thành họng.
Biến chứng gần
Do
hệ tai - mũi - họng thông nhau nên viêm họng cấp có thể gây viêm lan ra các khu
vực trong hệ thống này, điển hình như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm
thanh quản, phế quản hay thậm chí là viêm phổi.
(Xem thêm: phòng khám nhi đồng)
Chủ
động phòng ngừa viêm họng cấp lúc giao mùa rất cần thiết ở trẻ nhỏ, người có sức
khỏe yếu thường xuyên mắc bệnh. Nếu có dấu hiệu bệnh, nên sớm đến cơ sở y tế để
thăm khám, được hướng dẫn điều trị và phòng bệnh.
Nguồn: BacSiGiaDinh.net